Telfor 180mg

25,000 0,000

Telfor 180mg: viên nén bao phin

Thành phần:

 Hoạt chất: Fexofenadin HCl 180mg.

Tá dược: Tinh bột biến tính, microcrystalline cellulose M101, croscarmellose sodium, magnesi stearat, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, titan dioxyd, talc, oxyd sắt đỏ, màu cam E110 vừa đủ 1 viên.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng của bệnh mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên x 1 lần/ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ

Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý: Thận trọng theo dõi khi dùng fexofenadin cho người đã có nguy cơ tim mạch hoặc có khoảng QT kéo dài từ trước. Không dùng thêm thuốc kháng histamin nào khác khi đang dùng fexofenadin.

Cần thận trọng và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng cho người có chức năng thận suy giảm và cho người cao tuổi (trên 65 tuổi) thường có suy giảm sinh lý chức năng thận. Cần ngừng fexofenadin ít nhất 24 – 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da. Độ an toàn của fexofenadin 180mg ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được nghiên cứu.

 Tác dụng phụ: Thường gặp: Thần kinh: buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt. Tiêu hóa: buồn nôn, khó tiêu. Khác: nhiễm virus (cảm, cúm), đau bụng kinh, nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.

Ít gặp: Thần kinh: sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng. Tiêu hóa: khô miệng, đau bụng.

Hiếm gặp: Da: ban, ngứa. Phản ứng quá mẫn: phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, choáng phản vệ.

Tương tác với các thuốc khác: Erythromycin hoặc ketoconazol làm tăng nồng độ fexofenadin trong huyết tương do làm tăng hấp thu và giảm thải trừ thuốc này. Tuy nhiên, tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng.

Thuốc kháng acid có chứa gel nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd làm giảm sinh khả dụng của fexofenadin, do gắn kết thuốc ở đường tiêu hóa. Nên uống các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Nước ép bưởi làm giảm sự hấp thu của fexofenadin, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc.

Lái xe: Tuy fexofenadin ít gây buồn ngủ nhưng vẫn thận trọng khi lái xe hoặc điều khiển máy móc.

Thai kỳ: Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai nên chỉ dùng fexofenadin cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của người mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi.

Chưa rõ thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên cần thận trọng khi dùng fexofenadin cho phụ nữ đang cho con bú.

 

>